BS Lương Lễ Hoàng đã có mặt ngay từ sớm để đón tiếp các vị khách tham gia cũng như các bệnh nhân đặc biệt quan tâm đến sức khỏe nhằm giải đáp các thắc mắc quanh chủ đề “Gạo mầm dược thảo Vibigaba – Chén cơm nên thuốc”.
Mở đầu buổi giao lưu y học, BS Lương Lễ Hoàng giới thiệu cuốn sách “GABA – Chén cơm nên thuốc” và gửi tặng bạn đọc miễn phí. Đây là cuốn sách thứ 30 của ông và là một trong những ấn phẩm ông dành nhiều tâm huyết.
BS giải thích những món ăn đã xuất hiện từ ngàn năm nay vừa có tác dụng cung cấp năng lượng, vừa có tác dụng chữa bệnh. Nếu món ăn bất lợi thì con người sẽ trở nên có lợi, vì vậy mới có những công trình nghiên cứu khoa học giúp người bệnh an tâm hơn khi sử dụng.
Gạo mầm có chiết xuất axid amin, kích hoạt nên chất gaba. Chén cơm từ loại gạo này sẽ giúp người bệnh an tâm sử dụng và chữa bệnh. Đó là mục đích mà cuốn sách hướng đến.
MC Kim Ánh đặt câu hỏi cho BS Lương Lễ Hoàng: Chén cơm thì ngày nào cũng ăn, ai cũng ăn. Nhưng ăn cơm nhiều có gây bệnh? Có rất nhiều bản tin đặt ra những câu hỏi như vậy, thì BS Hoàng giải đáp như thế nào?
BS Hoàng cho biết người bệnh thường có khuynh hướng lo lắng nên thường có “xu hướng” nghe những tin đồn sai trái là làm theo. Hạt gạo có chất tinh bột, nhưng tinh bột vào cơ thể thành đường và ở trong máu. Vì tích tụ trong cơ thể lâu ngày và tăng lên sẽ “góp phần” chuyển thành bệnh tiểu đường.
Ở phương Tây người ta có thói quen ăn bánh mì, còn ở Việt Nam thì sẽ ăn cơm, hầu như ngày nào cũng ăn ít nhất 1 bữa cơm. Khi một người ăn không no, ăn không đủ cơm sẽ gây trục trặc ở đường tiêu hóa, từ đó sẽ ảnh hưởn đến các cơ quan khác của cơ thể như thần kinh, tâm lý…
– Cảm giác đói có ảnh hưởng gì lên sức khỏe, tâm lý… đối với người Việt Nam?
Trường hợp đói với người bệnh viêm gan, đại tràng… thực sự rất khó chịu. Người tiểu đường đói sau khi ăn rất nguy hiểm, vì khiến cơ thể phản ứng sai lệch như đường huyết lên, huyết áp cao sau khi ngủ dậy… gây nên hội chứng tăng huyết áp giả do đường huyết.
Tôi đã từng nghiên cứu ở những người bệnh tiểu đường và đưa ra kết luận: Đường huyết sẽ cải thiện những người không bị đói trong đêm.
– Trong hạt gạo có chất xơ – dinh dưỡng của hạt gạo. Xin nhờ BS Hoàng giải thích thêm chất xơ trong hạt gạo mang chất dinh dưỡng như thế nào cho cơ thể? Chất xơ, nghe chữ xơ người ta thường nghĩ ngay đến xấu, mộc mạc nhưng thực chất không phải vậy. Chất xơ có nhiều trong rau cải, trong hạt gạo trắng khi chà kỹ thì không còn chất xơ. Trong gạo mầm chất xơ cao hơn gạo thường. Chất xơ không được tiêu hóa, khi ăn theo đi xuống ruột kéo mỡ đến 60% rồi đi ra ngoài với “thiên nhiên”, còn 40% lá gan của chúng ta có thể xử lý được. Sử dụng loại gạo có nhiều chất xơ như gạo mầm để không tăng mỡ máu. Người ta có câu chọn bạn mà chơi, vậy giờ để tốt cho sức khỏe thì chọn gạo nhiều chất xơ mà xơi.
– BS có thể đưa ra khuyến cáo nên chọn loại gạo nào nhiều chất dinh dưỡng?
Thầy thuốc rất coi trọng toàn diện y học, vì vậy bên cạnh việc chữa bệnh thì ăn uống, bổ sung dinh dưỡng rất được bác sĩ coi trọng. Chất đạm rất quan trọng trong gạo, chất đạm chứa chất căn bản là axid amin. Cơ thể con người cần khoảng 20 loại axid amin. Và gaba là “món ăn khoái khẩu” của hệ thần kinh. Thiếu gaba người bệnh sẽ trở nên trầm uất, buồn chán. Gaba là chất an thần, mặc dù uống thuốc ngủ giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn nhưng sẽ buồn chán lúc thức dậy. Nhưng gaba thì khác, giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu, có những giấc mơ đẹp, nhưng thức dậy cảm thấy rất lạc quan, yêu đời. Vì vậy cần cung cấp đủ chất gaba kích thích tuyến yên, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon.
– Ăn gạo mầm chứa chất gaba có thực sự ngon?
Theo ý kiến chủ quan của tôi thì ai cũng ăn được. Nếu ăn chén cơm mà khỏe thì đó là chén cơm dễ ăn.
– Có nên ăn gạo mầm gaba hằng ngày?
Tôi có thể khẳng định là KHÔNG. Con người là động vật có hệ tiêu hóa đa nguyên. Ở Nhật đã có công trình nghiên cứu chứng minh nếu ăn duy nhất 1 loại gạo thì có nguy cơ ung thư bao tử. Nên phối hợp gạo mầm cùng các loại gạo giúp bữa ăn trở nên phong phú, có thể ăn như bình thường, ăn ít hay nhiều hơn. Nếu khi nào căng thẳng, stress thì ăn vào bữa chiều giúp ngủ ngon, thần kinh khỏe khoắn.
– BS có hứng thú gì khi viết cuốn sách “GABA – Chén cơm nên thuốc”?
Cuốn sách sở dĩ được hoàn tất không phải vì người tiêu dùng mà đó là sự hứng thú khi người nông dân Việt Nam làm ra hạt gạo. Thứ hai, các bệnh viện hiện nay rất quá tải, biện pháp giảm người bệnh đến bệnh viện quan trọng nhất đó là vấn đề dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày. Kết hợp dùng thuốc và dinh dưỡng hạn chế tối đa người dân mắc bệnh đến bệnh viện.
– Nếu chấm điểm cho gạo mầm Vibigaba thì BS cho bao nhiêu? Tôi cho 5 điểm. Vì sao? Vì các gạo khác chỉ có 2 điểm /10 điểm mà thôi. Và vì khoa học không bao giờ là tuyệt đối. Nói vậy thôi, chứ tiêu chí duy nhất và tối thượng của ngành y đó là: ai chữa lành, người đó có lý. Nếu áp dụng có khỏe thì nên áp dụng tiếp, bởi không ai hiểu người bệnh bằng chính người bệnh cả.
Gạo mầm: Hạt ngọc thiên nhiên gửi tặng người bệnh đái tháo đường
Tiếp nối chương trình, BS Lương Lễ Hoàng giải đáp những câu hỏi của khách mời tham dự thắc mắc, băn khoăn.
– Vì sao nên áp dụng gạo mầm cho người bệnh tiểu đường?
Các loại gạo bình thường tôi không khuyến khích áp dụng, nhưng loại gạo mầm Gaba này có chất gaba. Chất gaba có tác dụng:
+ Giúp ổn định đường huyết.
+ Thư giãn thần kinh.
Giúp người bệnh tiểu đường tránh hội chứng tăng huyết áp giả do đường huyết vào buổi sáng. Và gaba đã giải quyết 2 vấn đề trên. Người bệnh trong giai đoạn đường huyết chưa ổn định nên áp dụng gạo mầm, và nên dùng cho bữa cơm chiều. Lâu lâu ăn nhắc lại sau khi đường huyết đã ổn định.
– Gạo mầm là loại gạo như thế nào? Có phải gạo còn nguyên phôi không BS?
Gạo mầm gaba khi ngâm sẽ nhú ra mầm. Lúc sử dụng nên ngâm trong nước và nấu luôn nước ngâm sẽ tận dụng được các chất dinh dưỡng do gạo tiết ra trong quá trình ngâm, đây đều là những chất tốt cho sức khỏe.
– Dùng gạo mầm có giúp làm lành vết loét bao tử không thưa BS Hoàng?
Khi dùng gạo kết hợp nghệ thì lượng nghệ cần phải bảo đảm an toàn, đảm bảo vi lượng cần thiết, ví dụ như chất cucurmin. Cái gì nhiều quá cũng không nên, nghệ cũng vậy. Ăn gạo mầm nghệ ở bữa cơm chiều và uống thuốc sát giờ ngủ giúp bệnh nhân giảm đau, đỡ loét. Số bệnh nhân giảm thị lực, tăng áp lực nội nhãn khiến đau đầu, mỏi mệt ngày càng tăng và trẻ hóa (nguyên nhân chủ yếu do hội chứng ánh sáng xanh, hội chứng thị giác màn hình). Vì vậy để bảo vệ mắt thì nên ăn gạo mầm gấc để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”.
– Gạo mầm tỏi đen có tác dụng gì?
Tỏi đen hạ cholesteroll, thông mạch máu. Gạo mầm tỏi đen giúp lãm loãng máu, mạch máu không co bất ngờ (nhồi máu cơ tim). Khi chóng mặt, ù tai thì nên ăn loại gạo này.
– Vào mùa thi, nhiều gia đình mua thuốc tẩm bổ, thậm chí dùng cả sâm để tăng sức lực cho con. Tuy nhiên, trước nay đều có quan niệm sâm thường được dùng cho người cao tuổi. Vậy xin hỏi người trẻ có nên dùng? Có lưu ý gì không thưa BS?
Vì ngày xưa không có điều kiện nên chúng ta thường để dành sâm cho người già. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các loại sâm tươi rất cần cho người trẻ, chứ không chỉ người già, nhất là những người thường xuyên bị stress. Sử dụng là đúng nhưng đừng quên sâm tạo sinh năng vì vậy cần thêm chất kiến tạo cho cơ thể. Do đó, uống sâm cần phải ăn đầy đủ chất thì mới có tác dụng, mới bổ chứ không thì chỉ bổ cho nhà sản xuất.
“GABA – Chén cơm nên thuốc”: Lời tri ân đến những người nông dân anh hùng của đất nước
– Có nên dùng mì ăn liền Doraemon cho trẻ đổ mồ hôi trộm?
Theo khuyến cáo không nên dùng canxi liều cao cho bé. Sau 1 thời gian dùng mì ăn liền (cung cấp canxi dạng món ăn) thì trẻ đỡ đổ mồ hôi trộm, bớt hiếu động. Tuy nhiên không phải dùng thường xuyên, ngày nào cũng dùng nhé. Hãy để trẻ tự lựa chọn theo sở thích, không nên ép buộc theo thói quen của người lớn.
– Sau khi mở bao bì thì nên sử dụng gạo mầm trong bao lâu? Nếu nhà tôi ở xa với cả buôn bán nên có quan điểm để gạo đầy thùng, tôi có thể mua nhiều về trữ trong nhà không? Có gây ẩm, mốc thì không? Nếu mốc rồi có nên tiếp tục sử dụng?
Hiện, Tập đoàn Lộc Trời có nhiều chi nhánh, lúc nào cũng cung cấp đủ gạo. Vậy tại sao chúng ta phải trữ gạo trong nhà rồi đợi đến ẩm, mốc mới mang ra sử dụng. Bởi dù gạo thường hay gạo mầm thì đã mốc là không dùng được.
– Ăn gạo mầm bao lâu thì thấy kết quả? Chẳng hạn như người tiểu đường nên ăn khẩu phần thế nào, ăn bao lâu thì mới có tác dụng ổn định đường huyết? Hay người bị táo bón có phải ăn vào là thấy tác dụng ngay?
Cũng có thể là 10 năm (cười) bởi tùy theo bệnh, cơ địa của mỗi người thời gian khỏi bệnh sẽ tương ứng.
– Gạo mầm có thay thế thuốc tiểu đường?
Cái này do BS điều trị quyết định. Hiện nay bệnh nhân tiểu đường biến chứng và tai biến mạch máu cao, đó là do 2/3 người bệnh tự ý ngưng thuốc. Vì vậy không nên lẫn lộn điều trị (thuốc) và tác dụng hỗ trợ (gạo mầm). Gạo mầm không phải thuốc, bệnh nhân cần dùng thuốc kết hợp ăn gạo mầm.
– Bệnh nhân ung thư đã điều trị xong hóa chất, hậu ung thư nên dùng sản phẩm nào để tránh di căn? Có nên dùng gạo mầm nhiều hơn?
Bệnh nhân hậu ung thư không phải ai cũng như ai. Nên cần tư vấn dinh dưỡng và thuốc cá biệt cho từng trường hợp cụ thể. Tùy loại ung thư gì thì phải theo hướng dẫn của BS.
– Đau khớp: nên theo tây y hay đông y?
Viêm khớp cấp trước đây sử dụng phương pháp tây y, các chất có hoạt chất mạnh. Hiện nay dùng hoạt chất nhẹ, an toàn hơn và kết hợp đông y.
– Tôi bị tiểu đường type 2, mỗi bữa ăn được chén cơm. Hôm nào thèm lắm ăn thêm miếng nữa là y như rằng đường huyết trồi lên. Xin hỏi nếu tôi chuyển sang ăn gạo mầm thì ăn như thế nào? Mỗi bữa ăn được bao nhiêu chén mà không sợ tăng đường huyết?
Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn xong còn thèm là do chưa ăn đủ. Và nên áp dụng gạo theo hướng dẫn của BS.
– Có nên ngâm gạo trước khi nấu? Ngâm với nước lạnh hay nước nóng? Nấu gạo mầm như thế nào?
Gạo nên ngâm trước khi nấu. Và cần tận dụng nước ngâm để nấu cơm. Còn nước lạnh hay nước nóng đều được.
– Sách “GABA – Chén cơm nên thuốc” ra đời vì mục đích gì?
Đã làm tri thức thì nên biết nói lời cám ơn. “GABA – Chén cơm nên thuốc” là lời cám ơn của tôi gửi đến những người nông dân đã ngã xuống trên ruộng đồng trong cuộc chiến giành độc lập. Trồng hạt gạo, làm ra hạt gạo, đưa hạt gạo đến với mọi người… đó là “gieo mạ trong gió”. Tôi chỉ hy vọng mọi người trên khắp 5 châu đều sử dụng hạt gạo, bát cơm, đặc biệt là chén cơm từ người Việt. Tôi có nhiều tước vị, học vị, bằng cấp… nhưng thứ tôi tự hào nhất: Tôi là Thầy thuốc của nông dân. Tôi rất tự hào khi đứng cạnh những người nông dân anh hùng của đất nước. Đây là lời tri ân của tôi đến người nông dân Việt Nam qua cuốn sách “GABA – Chén cơm nên thuốc”.
Nguồn: Alobacsi.com